Chào mừng các bạn đến với Forum 4ALL - Tiếng Nhật Cho Mọi Người. Tiếng Nhật Cho Mọi Người ra đời với mong muốn sẽ là nơi để mọi người quy tụ cùng nhau học hỏi, thư giãn và Kết Nối đam mê Tiếng Nhật, là nơi cung cấp những kiến thức Tiếng Nhật hay và bổ ích Chắp cánh những ước mơ được bay cao và bay xa hơn. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Chú ý
» Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để có thể xem toàn bộ nội dung các chuyên mục. » Xin xem phần nội quy và trợ giúp để biết cách sử dụng diễn đàn. » Rất mong tìm kiếm trước khi đặt câu hỏi. » Yêu cầu viết tiêu để cụ thể rõ ràng. Không sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên diễn đàn. » Báo danh hoặc tìm kiếm nick chat tại đây.
Chào Mừng các bạn các bạn đãy đến với diễn đàn chúng mình
Chào mừng Khách viếng thăm đã trở lại!Số bài viết của bạn: 1
x-Hoạt Động Của Diễn đàn-xChủ đề: 439Bài gởi: 706Thành viên: 129Ngày hoạt động: 4606Woa ! bạn https://tiengnhatchomoinguoi.forumvi.com/u129 là mem mới nhất nha! Có gì giúp đỡ chỉ giáo bạn ấy nghen!
x-------------------------------------------------------------------x
Đến từ : Giao Thủy-Nam ĐịnhTổng số bài gửi : 330Điểm Và Danh Tiếng : 901 Thanks : 82Join date : 19/04/2012Age : 32
Thành Viên- congsontran_dhxd-
Hiện đang:
Đến từ : Giao Thủy-Nam Định Tổng số bài gửi : 330 Điểm Và Danh Tiếng : 901 Thanks : 82 Join date : 19/04/2012 Age : 32
Tiêu đề: Bài thơ “Có một lần” - Lời tự vấn của người thầy
Không được viết theo cảm hứng ngợi ca quen thuộc, bài thơ “Có một lần” (Vương Duyệt) là lời tự bạch, tự phê phán chân thành của người Thầy. Tuy nhiên, không vì thế mà hình ảnh Thầy trở nên nhỏ bé đi. Trái lại, ta thấy phẩm chất, nhân cách của Thầy cứ khiêm nhường, hiện hữu: đó là lòng tự trọng và lương tâm và ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp của mình.
CÓ MỘT LẦN - Vương Duyệt Có một điều sai
Tôi đã dạy một lần cho trẻ nhỏ
Lần ấy đã xa
Giờ tôi mới rõ
Biết làm sao rút được lời mình?
Hình dung từng gương mặt học sinh
Lấp lánh niềm tin
Tin lời tôi hơn mọi điều chỉ bảo.
Tôi tự ngượng, dẫu không ai tra khảo
Dẫu điều sai khuất kín giữa chuyện đời
Có một lần
Lòng tự nhủ chẳng thôi điều day dứt.
Nếu nuốt được trái chuông- tôi sẽ nuốt
Mỗi điều, mỗi lỗi lầm tìm được
Đánh vào lòng có tiếng bay xa…
(Ảo giác về trăng- NXB Văn học-1996) Lời bình:
Đã vào nghề dạy học, bất cứ thầy cô nào cũng luôn tâm niệm, lòng tự dặn lòng: phải dạy cho đúng, cho hay và nhất là không bao giờ được phép dạy sai bất cứ điều gì. Có vậy, mới không hổ thẹn lương tâm. Có vậy, dù nghèo vật chất một tí, cũng chẳng thấy thấp thua ai, mà luôn ngửng cao đầu. Nhưng rồi…Trong cuộc hành trình nghề nghiệp mấy mươi năm, một lần nào đó, thầy đã dạy “một điều sai”…Dù là nguyên nhân nào chăng nữa, đối với thầy, đó vẫn là một kỉ niệm buồn, một nỗi đau như vết thương lòng. Bài thơ “Có một lần” của thầy giáo Vương Duyệt (1953- 1999), nguyên là Hội viên Hội văn nghệ Nghệ An đã nói hộ cho không ít thầy cô điều đó.
Nhân vật trữ tình ở đây là người thầy đã ở độ trưởng thành. Thế mà, khi nhận ra điều dạy sai của mình trong quá khứ, lời tâm sự kể ra tự nhiên của thầy vẫn như có một sự giật mình, thổn thức, đầy lo lắng: Có một điều sai/ Tôi đã dạy một lần cho trẻ nhỏ/ Lần ấy đã xa/ Giờ tôi mới rõ…
Rồi trong sâu thẳm của miền kí ức, những hình ảnh thân thương ngày nào cứ mồn một hiện rõ về: Hình dung từng gương mặt học sinh/ Lấp lánh niềm tin/ Tin lời tôi hơn mọi điều chỉ bảo.
Những gương mặt, những ánh mắt ấy dễ thương và tự hào biết mấy! Nhưng tiếc thay, các em lúc bấy giờ càng chăm chú nuốt từng lời thầy dạy bao nhiêu thì nay thầy lại càng xót xa, ân hận bấy nhiêu.
Với người thầy chân chính, dạy học đâu chỉ là sự mưu sinh đơn thuần mà gắn vào đó còn là cả một thiên chức: khai sáng tâm hồn, trí tuệ để học trò cứ lớn dần lên về nhân cách, biết sống làm Người. Vậy nên, “dạy điều sai” là tối kị. Dạy sai, dù chỉ một lần, là đã dạy điều không đúng với cái có thực, không đúng với chân lí cuộc đời. Sự nguy hại này sẽ truyền đến hàng trăm học sinh từ một mái trường. Hiểu vậy, ta mới cảm thông với nỗi lòng thầy “chẳng thôi điều day dứt”; lương tâm thầy cứ “tự ngượng”, tự xấu hổ, mặc dầu nó đã “khuất kín giữa chuyện đời” và cũng không có “ai tra khảo”. Thầy tự nghiêm khắc phê phán, nào có một lời biện hộ để đổ lỗi khách quan. Nhưng Thầy đành bất lực, chẳng “Biết làm sao rút được lời mình”; điều mà ngoài học đường người ta có thể làm được bằng sự cải chính, bằng sự xin lỗi…
Thường khi, trong tâm trạng nôn nao, bứt rứt, không yên, người ta hay tự tưởng tượng mà đặt ra những điều “nếu”, những giả định để vừa như giải toả bế tắc vừa như an ủi cõi lòng. Cho nên, để hợp với logic tình cảm, bài thơ đã tìm đến một hình tượng ảo cho lời kết:
Nếu nuốt được trái chuông- tôi sẽ nuốt
Mỗi điều, mỗi lỗi lầm tìm được
Đánh vào lòng có tiếng bay xa…
Tiếng chuông “bay xa” này trước là lời tự cảnh báo, lời tự khuyên mình đừng bao giờ lặp lại “mỗi điều mỗi lỗi lầm” đã từng mắc phải. Và sau là, mong bạn bè đồng nghiệp sẵn lòng cảm thông, chia sẻ để ngẫm ra điều bổ ích…
Ta nghĩ đến những thầy đồ ngày xưa, với phép tu thân của đạo Nho, họ luôn sửa mình theo chiều hướng tốt đẹp. Với nguyên tắc sống “Bần tiện bất năng di”, không màng danh lợi, họ cứ “dạy không biết chán” và “học không biết chán”(Khổng Tử), để rồi “Càng dạy, chữ càng nhiều”(Huy Cận). Mà chữ nghĩa nhiều thì chẳng bao giờ “dạy điều sai”, chỉ có dạy đúng, dạy tốt và dạy nên cho học trò. Danh thơm cũng từ đó mà truyền mãi…Dĩ nhiên, công việc “cày bừa thâm canh trên cánh đồng chữ” của thầy luôn đòi hỏi sự cần mẫn, siêng năng và lắm khi còn gian nan, vất vả. Nhưng đó lại là sự “khổ sở” của những người thầy cao sang!
Có một lời của dân gian thật là chí lí: “Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại”. Vậy mà lời tự bạch, tự phê phán của người thầy trong bài thơ lại chân thành, sâu sắc đến thế… Điều thú vị là dù không viết theo cảm hứng ngợi ca mà từ những lời “gan ruột” ấy, người ta không thấy thầy “nhỏ con người đi”. Trái lại, thấy phẩm chất, nhân cách của thầy cứ khiêm nhường, hiện hữu: đó là lòng tự trọng, tự trọng danh dự, tự trọng lương tâm và ý thức trách nhiệm rất cao với nghề nghiệp của mình.
comment fb Kết nối FB
Bài thơ “Có một lần” - Lời tự vấn của người thầy
*Không dùng những ngôn từ thiếu lịch sự.** Bài viết sưu tầm nên ghi rõ nguồn.** Tránh spam nhảm không liên quan đến chủ đề.*Yêu cầu viết tiếng Việt có dấu.