Quốc ca đầu tiên của Việt Nam là bài (dựa trên giai điệu) "Đăng đàn cung" một giai điệu ngũ cung được sử dụng rộng rãi trong cung đình Huế.Những người nghiên cứu cổ nhạc Việt Nam đều biết điệu nàyĐây là bài nhạc nằm trong nghi thức lễ tế Nam Giao, được dùng khi vua ngự đến đài tế lễ. Lễ tế Nam Giao, thực hiện ba năm một lần vào ngày đông chí, là lễ quan trọng nhất trong nghi thức của triều đình, khi nhà vua thay mặt quốc dân làm lễ tế trời.
Phần ký âm bao gồm các nốt nhạc được đọc theo cách của người xưa như sau :
Họ phạn họ, xàng xê cống cống xê xàng xê
Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng
Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê
Cồng xàng xê cống, họ cống liu cống xê xàng
Xự xàng cống xê xàng xự, xê xàng xự họ phạn, họ
Xự họ phạn họ xự, xê xàng họ, phạn, họ
Xự họ phạn xự, xê xàng xự xàng cống xàng xê.
(Tham khảo giai điệu ở đây :http://
www.angelfire.com/nm/codo/dannguyet.htm ;
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%...91%C3%A0n_cung).Khoảng 1940 Bảo Đại ra sắc chỉ : Dùng Cờ Long Tinh làm Quốc kỳ,còn Quốc ca :Đăn đàn Cung.
Bài Đăng đàn cung được dùng cho nước Đại Nam, gồm Trung kỳ và Bắc kỳ, chứ không dùng cho Nam kỳ vì Nam kỳ là đất thuộc địa, một lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
Chính Phủ Trần Trọng Kim năm 1945 quyết định dùng lại Đăng đàn cung làm quốc ca nhưng chưa kịp đặt lời thì chính phủ đó đã đi tiêu.
Về lời trong dân gian có nhiều phiên bản (do được biết rộng rãi).Về lời của Quốc ca Bảo Đại thì CHỈ CÁC CỤ TRÊN 80 TUỔI may ra còn nhớ.
Ông cụ tôi xưa có xướng cho nghe mấy câu ,đâu đó thế này
"Bên núi sông hùng vĩ trời Nam.
Ðã bao đời vết anh hùng chưa hề tan.
Vì đâu máu ai ghi ngàn thu.
Còn tỏ tường bên núi sông.
Xác thân tan tành.
Vì nước quên mình."
Song vì uy tín trong dân thấp nên mới có bản nhại
"Vuông,méo vuông,tròn méo tròn vuông, ........."
Đại loại là cứ mấy chữ đó điền vào.